Tóm tắt nội dung [Hide]
Việc bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu giai đoạn bầu bí là cực kỳ quan trọng. Bởi cơ thể chúng ta nếu chỉ ăn uống hàng ngày sẽ rất khó (hoặc thậm chí không thể) tổng hợp đủ lượng của các khoáng chất cần thiết để thai nhi có thể phát triển toàn diện, đặc biệt là não bộ, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, và hạn chế các nguy cơ về sức khoẻ cho mẹ bầu. Canxi là một trong những “nguyên liệu” chính để xây dựng hệ thống xương, răng của bé trở nên chắc khỏe, đảm bảo cho bé khỏe mạnh kể cả trong giai đoạn thai kỳ lẫn khi được sinh ra. Chưa hết, nếu thiếu canxi, thai nhi sẽ “chủ động bòn rút” canxi có sẵn trong cơ thể người mẹ, dẫn đến cơ thể mẹ yếu dần, dễ mắc các bệnh về xương khớp. Vậy nên bổ sung canxi cho bà bầu từ tháng thứ mấy là câu hỏi thường gặp của các mẹ. Khi mang bầu, quên gì thì quên, không được quên uống canxi mỗi ngày các mẹ nhé. Thậm chí còn nên duy trì vitamin, sắt, canxi bầu cho nguyên giai đoạn 1 năm sau khi sinh để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và em bé trong giai đoạn nuôi con sữa mẹ.
1. Tại sao phải bổ sung canxi cho bà bầu
Vai trò của canxi
Trong thời kỳ mang thai, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Tuy nhiên sự đáp ứng này chỉ có giới hạn nhất định, nếu người mẹ bị thiếu canxi và không được bổ sung đầy đủ sẽ khiến thai nhi mắc một số căn bệnh như: còi xương bẩm sinh, chậm phát triển, xương bị dị dạng,…
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi mà thiếu canxi còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ, theo đó mẹ cũng gặp phải các triệu chứng như: tê chân, mệt mỏi, mất ngủ, chuột rút,... Nếu không được bổ sung canxi thì giai đoạn cho con bú sẽ khiến trẻ cơ thể bị suy yếu, hay ra mồ hôi trộm, đau lưng, đau khớp. Sự thiếu canxi hấp thu thường diễn ra sau nhiều lần sinh đẻ, đây là tiền đề gây nên bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Mẹ có thể có được một số lợi ích sau khi bổ sung canxi đúng thời điểm và liều lượng
-
Canxi giúp xây dựng cho bé hệ xương và răng chắc khỏe
Khi trẻ trưởng thành, nhu cầu canxi ở trẻ tăng cao, canxi sẽ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể trẻ đang lớn, phần lớn trong số đó được tìm thấy trong xương. Tuy nhiên, khi mang thai, xương của trẻ sẽ hấp thụ nhiều canxi hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời - đặc biệt là tam cá nguyệt thứ ba. Vì cơ thể không thể tạo ra canxi nên nguồn duy nhất là thông qua chế độ ăn uống. Việc bổ sung đủ lượng canxi sẽ ngăn cơ thể rút canxi từ kho dự trữ của mẹ, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương của người mẹ. Vì vậy, ngoài việc giúp em bé tăng trưởng và phát triển bình thường, việc bổ sung canxi lành mạnh trong thai kỳ rất quan trọng đối với sức khỏe xương của chính bản thân các bà bầu.
Khi mang thai, hiệu quả hấp thu canxi ở ruột tăng gấp đôi, trong khi đó trong thời kỳ cho con bú, bộ xương của mẹ được tái hấp thu để cung cấp canxi cho sữa. Lượng canxi hấp thụ vẫn đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai và cho con bú vì có thể có tác dụng phụ đối với sức khỏe xương của mẹ và thai nhi nếu lượng canxi dự trữ của mẹ cạn kiệt. Vì cả thai nhi và trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đều phụ thuộc vào nguồn canxi tổng thể của mẹ, nên việc bổ sung đầy đủ canxi cho bà bầu cũng có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe xương của thai nhi.
-
Cung cấp đủ canxi cho mẹ giúp bé có hệ tim mạch, hệ thống thần kinh và cơ bắp khỏe mạnh
Ion canxi đóng vai trò thiết yếu trong việc dẫn truyền thần kinh. Nếu thiếu canxi, các hoạt động dẫn truyền thần kinh sẽ gặp tình trạng bị ức chế. Ion canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Nếu thiếu canxi, khả năng đàn hồi của cơ bắp cũng sẽ bị kém hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng cơ mau bị mỏi mệt, thể lực yếu hoặc làm tăng kích thích thần kinh cơ.
-
Canxi giúp điều hòa huyết áp trong thai kỳ
Thiếu canxi khi mang thai cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các rối loạn tăng huyết áp liên quan đến thai kỳ. Lượng canxi hấp thụ thấp có thể kích thích bài tiết PTH, tăng canxi nội bào và co thắt cơ trơn. Ngoài ra, nó có thể gây giải phóng renin từ thận, dẫn đến co mạch và giữ natri và chất lỏng. Những thay đổi này có thể dẫn đến sự phát triển của chứng tăng huyết áp do mang thai (PIH) và tiền sản giật.
Bổ sung canxi cho bà bầu có khả năng làm giảm các kết quả bất lợi khi mang thai, đặc biệt bằng cách giảm nguy cơ phát triển các rối loạn tăng huyết áp khi mang thai, vốn có liên quan đến một số lượng đáng kể các trường hợp tử vong mẹ và nguy cơ sinh non đáng kể, nguyên nhân hàng đầu gây ra các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh sớm, giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
-
Canxi cải thiện khả năng đông máu
Calcium (Canxi) là một yếu tố chất khoáng quan trọng trong quá trình đông máu. Canxi giúp kích thích nhiều bước quan trọng như sự chuyển đổi của prothrombin thành thrombin, một yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu. Thiếu canxi dẫn đến xuất huyết chảy máu, máu khó đông vô cùng nguy hiểm cho người bệnh.
-
Canxi giảm nguy cơ tiền sản giật cho bà mẹ
Do việc bổ sung đủ lượng canxi cho bà bầu và giai đoạn cho con bú là rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi và hầu hết phụ nữ không tiêu thụ đủ lượng canxi được khuyến nghị vào bất kỳ thời điểm nào trong đời nên việc bổ sung canxi sẽ được cân nhắc vào thời điểm mang thai và sau sinh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung canxi cho bà bầu là một biện pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ mắc tiền sản giật, đặc biệt ở những nhóm có nguy cơ cao do dân tộc, giới tính, tuổi tác, chỉ số khối cơ thể cao và lượng canxi cơ bản thấp.
Nếu bạn không nhận đủ canxi khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, em bé sẽ lấy canxi từ xương của bạn, điều này có thể làm suy giảm sức khỏe của bạn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương sau này.
Tham khảo thêm:
- Tìm hiểu tác dụng và lợi ích của DHA cho bé: Lời khuyên từ chuyên gia
- Nên cho trẻ uống vitamin A vào lúc nào?
- Cách tính chỉ số BMI đơn giản và chính xác tại nhà
2. Cần bao nhiêu mg canxi cho bà bầu?
Nhu cầu canxi cho bà bầu
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai được nên bổ sung từ 1.500 - 2.000 mg canxi mỗi ngày, đặc biệt là ở những quần thể có chế độ ăn ít canxi. Bắt đầu uống canxi với liều lượng này từ tuần thứ 20 cho đến cuối thai kỳ. Bổ sung đủ lượng canxi cần thiết sẽ hỗ trợ thai phụ tránh được tình trạng tiền sản giật thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, dẫn đến huyết áp cao và nhiều ảnh hưởng xấu cho bé.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) khuyến nghị chế độ ăn uống cần khoảng 1200 mg canxi/ngày cho phụ nữ mang thai.
Viện dinh dưỡng quốc gia khuyến nghị một thai phụ cần 1200mg canxi mỗi ngày. Thai phụ còn trẻ cần một lượng canxi nhiều hơn do quá trình khoáng hoá của xương vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thời kỳ mang thai sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi và đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ.
3. Nên bổ sung canxi cho bà bầu từ tháng thứ mấy thai kì?
Thực tế, giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là thời gian mà nhu cầu canxi của người mẹ tăng cao bởi đây là thời gian phát triển nhanh chóng của thai nhi. Nếu không có lượng canxi đầy đủ thì thai nhi sẽ tự lấy canxi từ cơ thể của mẹ bầu để tự phục vụ cho quá trình hình thành xương và hộp sọ. Chính vì nhu cầu canxi ở mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau nên người mẹ cũng nên tự ý thức được việc uống canxi từ sớm thể tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Thông thường vào tháng thứ 4 của thai kỳ người mẹ nên uống canxi để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
Tuy rằng bổ sung canxi cho bà bầu là việc quan trọng nên làm nhưng không được uống các loại thuốc tùy ý. Bởi nếu cơ thể không hấp thụ được toàn bộ lượng canxi nạp vào cơ thể thì sẽ đào thải một phần ra bên ngoài. Điều này có thể tăng áp lực lên dạ dày và hệ tiết niệu. Nếu sử dụng canxi quá nhiều dẫn đến dư thừa thì cũng gây những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, cũng như ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ.
Một số trường hợp tích tụ canxi vùng nào sẽ gây xơ hóa rau vùng đó và gây tắc nghẽn một vài mạch máu trong bánh rau. Trường hợp bánh rau canxi hóa sớm sẽ khiến việc truyền dinh dưỡng từ mẹ sang con kém, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Vì vậy để chắc chắn và đảm bảo an toàn thì các mẹ vẫn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kê liều lượng cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình nhé.
4. Thực phẩm giàu canxi tốt nhất cho bà bầu
Nguồn thực phẩm giàu canxi cho bà bầu
Thực phẩm chứa nhiều canxi là sữa, lá rau xanh đậm, tôm đồng, cá nhỏ ăn cả xương. Hàm lượng Canxi (mg) trong 100g thức ăn ăn được:
Trong 100g Rau dền cơm có chứa 341mg Canxi
Trong 100g Sữa bột tách bơ có chứa 1.400 mg Canxi
Trong 100g Rau cần ta có chứa 310mg Canxi
Trong 100g Tôm đồng có chứa 1.120mg Canxi
Trong 100g Rau đay có chứa 182mg Canxi
Trong 100g Pho mát có chứa 760mg Canxi
Trong 100g Rau ngót có chứa 169mg Canxi
Trong 100g Lòng đỏ trứng vịt có chứa 146mg Canxi
Trong 100g Rau muống có chứa 100mg Canxi
Trong 100g Cua bể có chứa 141mg Canxi
Nguồn canxi từ sữa
-
Nguồn canxi từ sữa
Sữa là một trong những nguồn canxi tốt, hoàn hảo và dễ hấp thu nhất mà chúng ta đều biết. Một cốc 237 ml sữa bò có 276–352 mg canxi, tùy thuộc vào đó là sữa nguyên chất hay không, sữa tách béo hay còn béo. Sữa dê cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào, một ly sữa dê 237 ml cung cấp 327 mg canxi.
Đảm bảo chỉ uống sữa đã được thanh trùng ở nhiệt độ cao hoặc sữa tiệt trùng trong thời kỳ mang thai để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé. Khoảng 600ml sữa tươi không đường một ngày là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ nếu vừa muốn bổ sung chất dinh dưỡng cho con vừa không gây béo cho mẹ, uống đủ lượng sữa trên là mẹ đã cung cấp đủ 50% nhu cầu canxi một ngày rồi đó, lượng canxi còn lại mẹ có thể lấy thêm từ thức ăn và thực phẩm bổ sung nhé.
-
Nguồn canxi từ sữa chua
Sữa chua là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Nhiều loại sữa chua cũng rất giàu men vi sinh, một loại vi khuẩn có lợi có thể thúc đẩy chức năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. Một cốc (245 gram) sữa chua nguyên chất chứa 23% canxi, cũng như một lượng lớn phốt pho, kali và vitamin B2 và B12. Sữa chua ít béo có thể còn có hàm lượng canxi cao hơn, với 34% trong 1 cốc (245 gam). Mặt khác, mặc dù sữa chua Hy Lạp là một cách tuyệt vời để bổ sung thêm protein trong chế độ ăn uống của bạn nhưng nó lại cung cấp ít canxi hơn sữa chua thông thường.
Ngoài việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng tiêu thụ sữa chua thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và tiểu đường type 2.
-
Nguồn canxi từ phô mai
Hầu hết các loại phô mai đều là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Phô mai Parmesan có nhiều nhất, với 242 mg - hoặc 19%- mỗi ounce (28 gam).
Phô mai mềm hơn có xu hướng ít hơn. Ví dụ: 1 ounce (28 gam) Brie chỉ cung cấp 52 mg hoặc 4%. Ngoài ra, cơ thể bạn hấp thụ canxi trong các sản phẩm từ sữa dễ dàng hơn so với từ nguồn thực vật. Phô mai cũng cung cấp protein. Phô mai tươi có 23 gam protein mỗi cốc.
Hơn nữa, các loại phô mai cứng, lâu năm có hàm lượng lactose thấp tự nhiên, khiến chúng dễ tiêu hóa hơn đối với những người không dung nạp lactose và hàm lượng canxi cao hơn đáng kể so với những loại phô mai mềm.
Nguồn canxi từ tôm đồng
-
Nguồn canxi từ tôm đồng, tép gạo
Trong 100g tôm đồng có chứa 1120mg canxi. Vì vậy, tôm được xem là thực phẩm bổ sung canxi dồi dào nhất. Bên cạnh đó, 100g tép đồng cũng cung cấp 910mg canxi, 100g tép khô cung cấp cho bạn 2.000 mg canxi. Mỗi tuần bạn nên ăn 1-2 bữa tôm, tép để tận dụng nguồn canxi hết sức “khổng lồ” này cho cơ thể. Những loại tôm tép mẹ nên rang kĩ và ăn cả con để lấy được lượng canxi tối ưu nhất.
Nguồn canxi từ rau lá xanh đậm
-
Nguồn canxi từ các loại rau lá xanh đậm
Rau rền cơm, rau cần ta, ra ngót là một trong số những loại chứa canxi cao, vì vậy các bà mẹ nên phối hợp ăn đầy đủ các loại rau trong khẩu phần để đượng canxi được tối ưu nhé. Lượng rau khuyến nghị cho phụ nữ có thai là 200g/ bữa (1 bát con rau) là cần thiết để vừa đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, vừa tiêu hoá tốt nhé các mẹ.
5. Những lưu ý khi bổ sung canxi cho bà bầu
- Bổ sung nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn.
- Không uống sắt và canxi cùng một lúc sẽ khiến giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Nên sử dụng 2 loại này cách nhau ít nhất 2 tiếng để có kết quả tốt nhất.
- Phụ nữ mang thai nên uống canxi vào buổi sáng, sau khi ăn khoảng 1 tiếng để cơ thể có thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất.
- Phụ nữ thuộc một trong số các trường hợp sau đây cần lưu ý khi uống canxi: mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh lý đái tháo đường,...Phải nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để uống canxi được an toàn và hiệu quả.
- Bên cạnh uống canxi thì thực phẩm tự nhiên là nguồn cung cấp canxi rất an toàn và hiệu quả cho bà bầu. Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày bằng những thực đơn khoa học.
- Khám thai định kỳ ở những trung tâm y tế uy tín để theo dõi sự phát triển và nhu cầu của thai nhi cũng như của bà bầu, từ đó có những biện pháp can thiệp hiệu quả.
- Canxi bổ sung có nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là canxi cacbonat và canxi citrat. Canxi cacbonat cung cấp nhiều canxi nhất, nhưng cần thêm axit dạ dày để giúp hòa tan, vì vậy tốt nhất nên uống trong bữa ăn. Canxi citrate được cơ thể hấp thụ dễ dàng. Vì không cần axit dạ dày để hấp thụ, loại canxi này có thể được uống giữa các bữa ăn.
- Vitamin D rất cần thiết cơ thể để hấp thụ canxi. Vì vậy, hãy đảm bảo cung cấp đủ vitamin D trong chế độ ăn uống khi mang thai
- Tăng canxi máu hiếm khi gặp trong thai kỳ nhưng bà mẹ cũng không nên chủ quan khi xét nghiệm máu cho kết quả nồng độ canxi cao. Nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng canxi máu trong thai kỳ là cường cận giáp. Kết quả bất lợi cho thai nhi bao gồm tăng tỷ lệ sảy thai, chậm phát triển nghiêm trọng trong tử cung và thai chết lưu.
- Tăng canxi niệu xuất hiện khi lượng canxi bài tiết qua nước tiểu vượt quá 250 mg/ngày ở phụ nữ, điều này thường xảy ra trong thời kỳ mang thai do tăng hấp thu ở ruột và tăng GFR. Tăng canxi máu và tăng canxi niệu có thể gây suy thận (GFR < 60 mL/phút 114), vôi hóa mạch máu và mô mềm và sỏi thận. Do tình trạng tăng canxi niệu xảy ra một cách tự nhiên trong thai kỳ, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị sỏi thận, vì vậy các mẹ nên xét nghiệm đầy đủ các chỉ số về canxi cả trong máu và nước tiểu để phòng ngừa và tầm soát những bệnh liên quan, bảo vệ sức khoẻ bản thân và con yêu trong suốt thai kỳ nhé.
Việc bổ sung canxi cho bà bầu vào tháng thứ mấy của thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Canxi không chỉ giúp phát triển xương và răng của bé mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như loãng xương sau sinh. Chính vì vậy, các bà bầu hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, thực hiện bổ sung canxi đúng thời điểm và liều lượng cần thiết để có một thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn. Hãy nhớ rằng, chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ là bước đầu tiên để chào đón một sinh linh mới đến với thế giới một cách tốt đẹp nhất.
Xem thêm:
- Curcumin là gì? Tác dụng của Curcumin lên sức khỏe như thế nào?
- Tinh chất nghệ Nano Curcumin - cho sức khỏe vàng
- Sức khỏe và sắc đẹp
- Sản phẩm
- Tinh bột nghệ